Hướng dẫn chạy Google Ads cho người mới bắt đầu 2024

Hướng dẫn chạy Google Ads cho người mới bắt đầu 2024

Trong thế giới Digital Marketing hiện đại, Google Ads đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nó giúp các doanh nghiệp tối ưu hóa sự hiện diện trực tuyến của họ, từ đó tiếp cận khách hàng tiềm năng một cách chính xác và tiết kiệm chi phí. Để triển khai chiến lược này hiệu quả, bạn cần phải hiểu về Google Ads là gì. Dưới đây Marketing Online sẽ Hướng dẫn chạy Google Ads cho người mới bắt đầu 2024. Nào hãy cùng mình làm rõ nội dung này thôi!

1. Google Ads là gì?

Google Ads là nền tảng quảng cáo trực tuyến của Google. Là một hệ thống quảng cáo dựa trên mô hình trả tiền cho mỗi lần nhấp chuột (PPC – Pay Per Click), nơi nhà quảng cáo đấu thầu cho các từ khóa cụ thể liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ của họ. Khi người dùng tìm kiếm các từ khóa này trên Google, quảng cáo của nhà quảng cáo có thể xuất hiện trên kết quả tìm kiếm. Ngoài ra, quảng cáo cũng có thể hiển thị trên các trang web trong mạng lưới hiển thị của Google, bao gồm YouTube, Gmail và các trang web đối tác khác.

Google Ads là gì?
Google Ads là gì?

Xem thêm: Cách tối ưu hóa chiến dịch PPC để đạt hiệu quả cao nhất 2024

2. Các loại hình quảng cáo Google Ads

Quảng cáo tìm kiếm (Search Ads)

Quảng cáo tìm kiếm (Search Ads) là một dạng quảng cáo xuất hiện trên trang kết quả tìm kiếm của Google khi người dùng nhập từ khóa liên quan. Khi bạn tìm kiếm một sản phẩm hoặc dịch vụ, những quảng cáo này sẽ xuất hiện ở đầu hoặc cuối trang kết quả tìm kiếm, giúp thu hút sự chú ý của người dùng một cách tự nhiên.

Ví dụ minh họa

Hãy tưởng tượng bạn đang tìm kiếm từ khóa “tẩy trang bioderma hasaki”. Các quảng cáo liên quan đến mĩ phẩm sẽ hiện lên đầu trang kết quả tìm kiếm, giúp bạn nhanh chóng tìm thấy và các chương trình khuyến mãi hấp dẫn.

Tìm kiếm tẩy trang Bioderma Hasaki
Tìm kiếm tẩy trang Bioderma Hasaki

Quảng cáo hiển thị (Display Ads)

Quảng cáo hiển thị (Display Ads) là loại quảng cáo xuất hiện trên các trang web, ứng dụng và video trong mạng lưới của Google. Chúng bao gồm hình ảnh, video và văn bản, giúp bạn tiếp cận người dùng khi họ duyệt web, xem video trên YouTube, hoặc sử dụng các ứng dụng.

Ví dụ minh họa

Ví dụ, khi bạn lướt coi sản phẩm của Hasaki, bạn có thể thấy quảng cáo hình ảnh, banner xuất trên trang web giúp bạn có thêm lựa chọn và thông tin hữu ích.

Các banner xuất hiện trong Website
Các banner xuất hiện trong Website

Quảng cáo video (Video Ads)

Quảng cáo video (Video Ads) là quảng cáo xuất hiện trên YouTube và các trang web đối tác của Google. Chúng có thể xuất hiện trước, trong hoặc sau video mà người dùng đang xem, giúp bạn truyền tải thông điệp một cách sống động và ấn tượng.

Ví dụ minh họa

Khi bạn xem một video ca nhạc bài “Đừng làm trái tim anh đau” trên YouTube, bạn sẽ thấy video quảng cáo mĩ phẩm Hasaki xuất hiện từ đầu video.

Đoạn đầu video của Sơn Tùng xuất hiện quảng cáo
Đoạn đầu video của Sơn Tùng xuất hiện quảng cáo

Quảng cáo mua sắm (Shopping Ads)

Quảng cáo mua sắm (Shopping Ads) là loại quảng cáo hiển thị thông tin chi tiết về sản phẩm, bao gồm hình ảnh, giá cả và tên sản phẩm, ngay trên trang kết quả tìm kiếm của Google. Điều này giúp người dùng dễ dàng so sánh và lựa chọn sản phẩm trước khi nhấp vào quảng cáo.

Ví dụ minh họa

Khi bạn tìm kiếm “mua iphone 15 promax”, các quảng cáo mua sắm sẽ hiển thị hình ảnh của nhiều mẫu điện thoại khác nhau, kèm theo giá cả và tên nhà cung cấp, giúp bạn dễ dàng lựa chọn và mua hàng.

Quảng cáo ứng dụng (App Ads)

Quảng cáo ứng dụng (App Ads) giúp bạn quảng bá ứng dụng của mình trên Google Search, YouTube, Google Play và các ứng dụng khác trong mạng lưới của Google. Loại quảng cáo này giúp tăng lượt tải và tương tác với ứng dụng của bạn một cách hiệu quả.

Ví dụ minh họa

Giả sử bạn phát triển một ứng dụng mới về “thị thường Trader”, quảng cáo ứng dụng sẽ xuất hiện khi người dùng tìm kiếm các từ khóa liên quan hoặc khi họ xem video về chủ đề đầu tư hoặc chủ đề khác trên YouTube. Điều này giúp bạn tiếp cận đúng đối tượng mục tiêu và tăng lượt tải ứng dụng.

3. Cách tạo và quản lý chiến dịch Google Ads

Bước 1: Thiết Lập Tài Khoản Google Ads

Đầu tiên, bạn cần một tài khoản Google. Sau khi đăng nhập, truy cập vào ads.google.com và nhấp vào nút Bắt đầu ngay.

  1. Đăng ký tài khoản Google Ads: Điền các thông tin cần thiết như địa chỉ email và trang web của bạn.
  2. Chọn mục tiêu của bạn: Google sẽ hỏi bạn mục tiêu quảng cáo của bạn là gì. Hãy chọn mục tiêu phù hợp với nhu cầu của bạn.
  3. Thiết lập thông tin thanh toán: Điền thông tin thẻ tín dụng hoặc các phương thức thanh toán khác mà bạn muốn sử dụng.

Bước 2: Nghiên Cứu Từ Khóa

Công Cụ Nghiên Cứu Từ Khóa

Có nhiều công cụ hỗ trợ nghiên cứu từ khóa như Google Keyword Planner, Ahrefs, và SEMrush. Các công cụ này sẽ giúp bạn tìm ra những từ khóa phù hợp và có lượng tìm kiếm cao.

Cách Chọn Từ Khóa Phù Hợp

  • Từ khóa có lượng tìm kiếm cao: Đảm bảo từ khóa bạn chọn có lượng tìm kiếm cao để thu hút được nhiều người dùng.
  • Từ khóa liên quan đến sản phẩm/dịch vụ của bạn: Chọn các từ khóa liên quan trực tiếp đến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn để đảm bảo quảng cáo của bạn được hiển thị cho đúng đối tượng.

Bước 3: Viết Nội Dung Quảng Cáo

Nguyên Tắc Viết Quảng Cáo Hấp Dẫn

  1. Tiêu đề thu hút: Sử dụng tiêu đề rõ ràng và hấp dẫn để thu hút sự chú ý của người dùng.
  2. Nội dung ngắn gọn: Nội dung quảng cáo cần ngắn gọn, dễ hiểu và đi vào trọng tâm.

Mẹo Tối Ưu Hóa Tiêu Đề và Mô Tả

  • Sử dụng từ khóa chính: Đảm bảo rằng từ khóa chính xuất hiện trong tiêu đề và mô tả.
  • Thêm lời kêu gọi hành động: Sử dụng các cụm từ như Mua ngay, Tìm hiểu thêm, hoặc Đăng ký ngay để thúc đẩy người dùng hành động.

Bước 4: Thiết Lập Ngân Sách và Đấu Thầu

Các Loại Ngân Sách và Chiến Lược Đấu Thầu

  • Ngân sách hàng ngày: Đây là số tiền tối đa bạn muốn chi tiêu mỗi ngày cho chiến dịch quảng cáo của mình.
  • Chiến lược đấu thầu tự động: Google sẽ tự động điều chỉnh giá thầu để tối ưu hóa kết quả dựa trên mục tiêu của bạn.

Cách Tối Ưu Hóa Chi Phí

  • Theo dõi hiệu suất: Sử dụng các công cụ như Google Analytics để theo dõi hiệu suất của chiến dịch và điều chỉnh ngân sách hợp lý.
  • Sử dụng từ khóa phủ định: Loại bỏ các từ khóa không liên quan để tránh lãng phí ngân sách.

Bước 5: Theo Dõi và Tối Ưu Hóa Chiến Dịch

Công Cụ Theo Dõi Hiệu Quả

  • Google Analytics: Theo dõi lưu lượng truy cập và hành vi người dùng trên trang web của bạn.
  • Google Ads Dashboard: Cung cấp các báo cáo chi tiết về hiệu suất quảng cáo của bạn.

Các Chỉ Số Cần Theo Dõi

  • CTR (Tỷ lệ nhấp): Số lần nhấp vào quảng cáo chia cho số lần quảng cáo được hiển thị.
  • CPC (Chi phí mỗi lần nhấp): Số tiền trung bình bạn chi trả cho mỗi lần nhấp vào quảng cáo.

Cách Tối Ưu Hóa Chiến Dịch Dựa Trên Dữ Liệu

  • A/B Testing: Thử nghiệm các phiên bản quảng cáo khác nhau để tìm ra phiên bản hiệu quả nhất.

Olololol Điều chỉnh giá thầu: Tăng hoặc giảm giá thầu cho các từ khóa để tối ưu hóa

Xem thêm: Tất tần tật về Cách chạy Facebook Ads hiệu quả 2024

Kết luận

Google Ads là công cụ không thể thiếu trong chiến lược marketing của các doanh nghiệp. Bằng cách tối ưu hóa chiến dịch Google Ads, bạn có thể tăng cường sự hiện diện trực tuyến, thu hút khách hàng tiềm năng và thúc đẩy doanh số bán hàng.  Trên đây Marketing Online đã chia sẻ cho bạn hiểu về khái niệm và cách chạy Google Ads hi vọng sẽ giúp mọi người thực hành làm rút ngắn thời gian hơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *